Cây Mãng Cầu Xiêm Thái
Vì vậy, Để gia tăng thu nhập của Cây Mãng Cầu Xiêm Thái đặc biệt vào dịp tết nguyên đán thì nhiều nhà vườn đã ứng dụng kỹ thuật để Cây Mãng Cầu Xiêm Thái cho quả trái vụ. Bởi Mãng Cầu là một loại quả đứng hàng đầu trên mâm ngũ quả ngày tết (Mãng Cầu, Xoài, Dừa, Đu Đủ và Sung). Tết đến, Nhiều người sẵn sàng bỏ thời gian đi đến các chợ để tìm mua trái Sung về làm cảnh trên mâm ngũ quả nhưng không thể nào tìm ra được trái Mãng Cầu.
Chọn Vườn Cây Mãng Cầu Xiêm Thái để xử lý
Những Vườn Mãng Cầu Xiêm Thái sau khi thu hoạch xong vụ chính đều có thể tiến hành xử lý cho ra hoa trái vụ, xong Bà con phải đảm bảo đủ nước tưới cho cây trong mùa khô. Tốt nhất, Bà con nên chọn những vườn cây sinh trưởng mạnh, có độ tuổi từ 5-7 năm, được bón phân đầy đủ giai đoạn sau thu hoạch vụ chính.
Thời điểm xử lý ra hoa trái vụ
Thông thường từ khi Hoa Mãng Cầu Xiêm Thái được thụ phấn và bắt đầu tượng trái cho đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 4 tháng. Vì vậy, Để có trái vào dịp Tết, Bà con cần tiến hành xử lý ngay khi thu hoạch xong chính vụ. Sau khi thu hoạch chính vụ xong Bà con cần bón phân, cải tạo vườn tược, tỉa bỏ bớt những cành thừa để cây tập trung dinh dưỡng nhanh phục hồi. Bà con cũng cần chú ý tới nhiệt độ trong thời điểm ra hoa và đậu trái cần không quá cao hay quá thấp và ẩm độ đất không bị đảo lộn đột ngột.
Thời điểm xử lý ra hoa trái vụ
Kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ
Xiết nước và tỉa cành: Bà con tiến hành xiết nước và sử dụng hóa chất như Dola 0.2X, Gramoxone …gây rụng lá, lúc này trùng với thời điểm bón phân lần 1 cho vụ nghịch. Sau 10 -14 ngày thì Bà con bấm tỉa cành. Bà con cần loại bỏ những cành khô, cành sâu bệnh và cành vượt. Trên các cành có khả năng cho trái, bấm tỉa ở vị trí có đường kính từ 0,8-1,5 cm.
Đối với những Vườn Mãng Cầu Xiêm Thái không xử lý hóa chất thì sau khi bấm tỉa cành cần tuốt những lá còn sót lại trên cành, từ 7 – 10 ngày sau khi tỉa cành thì tưới trở lại và bón phân lần 1.
Thụ phấn nhân tạo: Sau đó cây sẽ ra hoa và Bà con có thể thụ phấn nhân tạo giúp Cây Mãng Cầu Xiêm Thái tăng khả năng đậu trái. Đến giai đoạn cây đậu trái Bà con cần tăng dần việc tưới nước, từ tưới nhẹ đến tưới giữ ẩm với chu kỳ tăng dần từ 5 ngày/lần đến 2 ngày/lần tùy vào độ ẩm đất.
Kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ
Phân bón cho Cây Mãng Cầu trái vụ: Lượng phân bón cho 1 gốc từ 5 tuổi trở lên: Bà con có thể bón 1-2kg phân hữu cơ vi sinh hoặc phân hữu cơ hoai 15-20 kg. Phân NPK 20-20-15: 0,7 kg – DAP: 0,6 kg – KCl: 0,7 kg
Cách bón: Đợt 1: 10 ngày sau khi cắt cành: Bón toàn bộ phân hữu cơ vi sinh hoặc phân hữu cơ hoai (nếu có). Các đợt tiếp theo: Lượng NPK, DAP, KCl chia đều làm 4 lần để bón sau khi cây đã đậu trái, mỗi lần cách nhau từ 12 – 15 ngày. Có thể phun qua lá một số chế phẩm: Crowmore, HVP… trong giai đoạn cây mang trái.
Tỉa trái và phòng trừ sâu bệnh: Để có tỷ lệ trái loại 1 cao (25 – 30%), Bà con cần loại bỏ những trái méo, trái phát triển không bình thường và trái sâu bệnh, chỉ để khoảng 50 – 60 trái/cây. Do cây cho trái nghịch vụ vì thế rất dễ bị con trùng và sâu bệnh hại, Bà con cần theo dõi kỹ và áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) nhằm hạn chế dịch hại, tránh dùng những nhóm thuốc quá độc, lâu phân hủy để sản phẩm đạt chất lượng và an toàn cho người sử dụng.